Tài liệu Steamworks
Steam Workshop
Tóm tắt
Steam Workshop là nơi người hâm mộ và thành viên cộng đồng tham gia tạo nội dung cho trò chơi của bạn.
Mức độ tích hợp
Khá nâng cao, nhưng tùy vào mục đích sử dụng của bạn. Bạn sẽ cần tạo một đường dẫn tải lên trong trò chơi hoặc công cụ riêng. Thêm nữa, hoặc tự tay tích hợp nội dung vào trò chơi hoặc khiến nó nạp các nội dung mod tải về từ đĩa.

Tổng quan

Steam Workshop được thiết kế là nơi người hâm mộ và thành viên cộng đồng tham gia tạo nội dung cho trò chơi của bạn. Loại hình sáng tạo bởi thành viên cộng đồng này có thể biến đổi tùy thuộc bản chất trò chơi và mức độ bạn muốn kiểm soát nội dung trong trò chơi.

Mục đích của trang này là tổng quan qua Steam Workshop và các mô hình khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết kỹ thuật về cách triển khai Steam Workshop vào sản phẩm, vui lòng xem Hướng dẫn triển khai Steam Workshop.

Video: Giới thiệu nội dung tạo bởi người dùng và Steam Workshop.

https://www.youtube.com/watch?v=SRyUpR4qOxU

Video: UGC và Workshop trong ARK: Survival Evolved

Đây là bài thuyết trình của Jeremy Stieglitz từ Studio Wildcard tại Steam Dev Days 2016 về việc tận dụng nội dung tạo bởi người dùng qua Steam Workshop đã giúp phát triển cộng đồng bền lâu, tích cực cho sản phẩm ARK: Survival Evolved của họ. Cũng như một số bước thiết kế và kỹ thuật mà họ đã làm để biến điều này thành hiện thực.
https://www.youtube.com/watch?v=faweKXUTKgQ

Hướng dẫn sử dụng thương hiệu Workshop

Bạn được hoan nghênh sử dụng thương hiệu Steam Workshop khi quảng bá Workshop của mình. Nhấp vào đây để tải về các tư liệu thương hiệu Workshop. Để biết thêm thông tin về việc sử dụng thương hiệu Steam, vui lòng xem Hướng dẫn sử dụng thương hiệu Steam.

Loại Workshop

Có hai loại Steam Workshop chính để tích hợp. Mỗi loại có ưu và khuyết điểm riêng, vì thế bạn nên suy nghĩ cẩn thận xem tùy chọn nào phù hợp nhất với sản phẩm của mình.
  1. Workshop sẵn sàng ngay - Ai cũng có thể tải lên nội dung và người chơi có thể tải nội dung về, không hề có thẩm định gì cả. Loại này phù hợp nhất để hỗ trợ lượng lớn vật phẩm, mod, hoặc màn chơi cho trò chơi của bạn, dù đơn giản hoặc phức tạp. Bạn có thể sẽ cần chuẩn bị nhiều hơn từ trước để tạo trình chỉnh sửa hoặc công cụ xác nhận phù hợp, nhằm đảm bảo nội dung được tạo sẽ hoạt động đúng cách trong trò chơi của bạn. Tác giả các vật phẩm này sẽ có thể cập nhật nội dung của họ bất cứ lúc nào.

  2. Workshop có thẩm định - Phù hợp nhất khi cần kiểm soát chặt vật phẩm được thêm vào và xuất hiện trong trò chơi, nhưng cần công sức và một cập nhật để thêm từng vật phẩm vào trò chơi của bạn. Loại này thường phù hợp hơn với các nội dung nhỏ, ít phức tạp, như vũ khí, nón, và phụ kiện khác. Nếu chúng được bán, phải dùng một dịch vụ kho đồ nhất quán (như dịch vụ kho đồ Steam) để theo dõi người dùng nào có quyền dùng vật phẩm trong trò chơi, và phải xây dựng cửa hàng để bán chúng. Giá do nhà phát triển kiểm soát.

Workshop sẵn sàng ngay

Tại sao dùng

  • Muốn hỗ trợ lượng lớn vật phẩm. Workshop sẵn sàng ngay giúp dễ dàng hỗ trợ lượng lớn vật phẩm, mod, hoặc màn chơi trong trò chơi của bạn, dù đơn giản hoặc phức tạp. Bằng cách xây dựng trước công cụ sáng tạo và chỉnh sửa, bạn cho phép khách hàng làm nhiều hơn với trò chơi.
  • Muốn tác giả tải lên nội dung vào bất cứ lúc nào. Tác giả của vật phẩm sẵn sàng ngay có thể cập nhật chúng, có nghĩa họ có thể chỉnh sửa nội dung, vá lỗi, hoặc mở rộng nội dung và trải nghiệm cho bản mod hay vật phẩm của họ.

Bắt đầu

Cách tốt nhất để bắt đầu là nghĩ xem loại nội dung nào sẽ phù hợp nhất để giúp khách hàng sáng tạo và mở rộng trò chơi của bạn. Với thể loại nhiều người chơi, bạn có thể muốn các kiểu nội dung khác và phù hợp hơn so với một trò chơi đơn. Khi đã ngẫm ra, bạn sẽ muốn nghĩ đến cách trò chơi nạp nội dung và loại công cụ khách hàng cần để tạo nội dung đó. Nếu bạn có trò chơi mà khách hàng hứng thú, thì họ sẽ tìm ra cách để tạo nội dung cho trò chơi của bạn. Nhưng, như đã nói trước đó, nếu muốn hỗ trợ mod cỡ lớn cho trò chơi, bạn sẽ thấy hữu dụng hơn khi phát hành công cụ phát triển của mình để hỗ trợ việc tạo nội dung và chỉnh sửa logic trò chơi.

Khi bản mod cơ bản đã sẵn sàng hoạt động, bạn sẽ cần tích hợp API ISteamUGC để trò chơi biết file Workshop nào mà người dùng đăng ký để tải về nội dung cần thiết. Từ đây, bật tính năng bán vật phẩm trong môi trường này là chuyện cỏn con. Steam Workshop xử lý việc thu thập thông tin ngân hàng và thuế từ tác giả, cung cấp công cụ để đặt giá, thỏa thuận cần thiết với người dùng, và xử lý các công đoạn backend như xử lý thanh toán và khấu trừ thuế. Trò chơi của bạn cần phải biết file nào để nạp vào client trò chơi.

Công đoạn tích hợp

Sau đây là vài thành phần phổ biến bạn cần ngẫm nghĩ khi tích hợp mô hình Workshop sẵn sàng ngay vào trò chơi:
  • Nạp nội dung vào client trò chơi đơn - Nếu muốn nội dung mà khách hàng gửi lên có thể dùng được ngay trong trò chơi, thì bạn sẽ cần cấu trúc trò chơi phù hợp để xử lý nội dung theo cách đó. Thông thường điều này có nghĩa trò chơi cần kiểm tra các file cần nạp. Nếu đang phát triển cách triển khai mới, chúng tôi khuyến nghị client trò chơi trước tiên kiểm tra danh sách các file mà người dùng Steam đăng ký, rồi nạp vào các thư mục liên quan. Bạn sẽ cần có một môi trường staging (kiểm thử) để người tạo mod có nơi thử nghiệm nội dung và nạp file từ thư mục đấy.
  • Nạp nội dung vào client trò chơi nhiều người - Nếu có vật phẩm hay nội dung mà nhiều người dùng cần để trò chơi hoạt động đúng cách, bạn có thể tải vật phẩm về toàn bộ client cần các vật phẩm đó. Ví dụ, nếu một người dùng đăng ký màn chơi tùy biến trên workshop và rủ bạn bè cùng tham gia chơi, trò chơi phải có khả năng nhận diện đây là màn chơi tùy biến và tải nội dung từ workshop về cho những người dùng khác trước khi kết nối hoàn toàn vào trận.
  • Tải lên các bài đăng từ tác giả vật phẩm - Bạn sẽ cần công cụ cho tác giả vật phẩm để tải bài của họ vào Workshop qua API ISteamUGC. Đó có thể đơn giản là một biểu mẫu trong trò chơi hoặc ứng dụng độc lập. Vì vật phẩm bạn nhận thuộc dạng sẵn sàng ngay, công cụ gửi bài chỉ nên chấp nhận các định dạng file mà client trò chơi sẽ nạp vào được, cùng với ảnh xem trước. Tùy thuộc vào nội dung bạn yêu cầu các tác giả đăng tải lên, bạn có thể cần công cụ chỉnh sửa của riêng mình (đặc biệt cần thiết cho các bản mod cỡ lớn như logic trò chơi, cơ chế, hoặc bất cứ thứ gì ngoài thay đổi về đồ họa). Ví dụ, hầu hết mọi trò chơi hỗ trợ mod phát hành công cụ nhà phát triển của riêng họ để tác giả mod tận dụng được cùng loại đạo cụ mà nhà phát triển dùng. Các công cụ này có thể hạn chế và xác nhận nội dung được gửi nếu bạn muốn kiểm soát các thứ như có thể ghi đè file nào, hoặc phần nào của trò chơi được phép thay đổi. Như là một phần nội dung bạn muốn cung cấp cho các tác giả vật phẩm workshop tiềm năng, bạn cũng sẽ muốn tạo quy tắc phong cách và có thể là cả một bộ hướng dẫn về nội dung bạn muốn và không muốn người dùng đăng tải.

    Xem Hướng dẫn triển khai Steam Workshop để biết thêm thông tin chi tiết về cách bắt đầu dùng phần Steam Workshop của API Steamworks.

Đưa vật phẩm tới khách hàng

Với mô hình Workshop sẵn sàng ngay, vật phẩm liệt kê trong Workshop tự động được phép đăng ký (nếu miễn phí) hoặc mua (nếu trả phí) và rồi tự động tải về qua phần mềm Steam ( Tích hợp API ISteamUGC API với sản phẩm của bạn nếu cần thiết để nó hoạt động đúng cách. Xem tài liệu kỹ thuật tại Hướng dẫn triển khai Steam Workshop). Steam Workshop xử lý việc cập nhật phần mềm nếu có mod nào cập nhật. Nếu mod được mua, Steam xử lý việc mua vật phẩm, xử lý thanh toán, chi trả cho tác giả, chi trả cho nhà phát triển, và bất kỳ khoản khấu trừ thuế cần thiết nào khác.

Nếu muốn, bạn có thể phát triển tính năng duyệt xem Workshop trong trò chơi để liệt kê cùng bộ vật phẩm.

Workshop có thẩm định

Điểm tiên quyết của Workshop có thẩm định là trong vai trò nhà phát triển, bạn sẽ cần phải chấp thuận từng vật phẩm và bạn có thể sẽ cần máy chủ vật phẩm (Hoặc dùng dịch vụ kho đồ Steam) để quản lý quyền sở hữu vật phẩm. Quy trình này cho phép bạn có nhiều quyền kiểm soát đối với vật phẩm được thêm vào trò chơi, nhưng thường chỉ cần chút ít công sức để nhận vật phẩm mới.

Với Workshop có thẩm định, các vật phẩm đăng lên Workshop này không thể dùng ngay bởi khách hàng khác qua Workshop, mà thay vào đó đi vào hàng chờ để khách hàng bầu chọn. Việc bầu chọn này cho bạn dữ liệu để biết vật phẩm nào được ưa chuộng nhất bởi người dùng và giúp lọc ra các bài đăng chưa hoàn thành hoặc không phù hợp.

Tại sao dùng

Mô hình Workshop có thẩm định hữu dụng cho trò chơi của bạn nếu:
  • Cần phải gán thuộc tính cụ thể cho mỗi vật phẩm. Nếu bạn nhận vật phẩm như vũ khí qua Workshop, bạn có thể cần các thuộc tính của vũ khí như tốc độ, sức mạnh, sát thương, thời gian nạp đạn, v.v. để cân bằng cơ chế trong trò chơi.
  • Muốn kiểm soát chặt nội dung thêm vào trò chơi của bạn. Tùy vào cách thiết lập trò chơi, bạn có thể nhận vật phẩm theo hai cách:
    • Tải và tạo - Nếu bạn muốn tải tư liệu về máy và kèm vào các depot của trò chơi. Phương thức này cho phép bạn thiết kế hay chỉnh sửa vật phẩm nếu cần tối ưu hoặc muốn áp đặt quy tắc phong cách nghiêm ngặt hơn cho mỗi món.
    • Trực tiếp vào trò chơi - Nếu bạn muốn từng vật phẩm được duyệt sẽ tải trực tiếp về trò chơi khi cần. Điều này cho phép tác giả vật phẩm cập nhật sáng tạo của họ để sửa lỗi.

Bắt đầu

Bạn có thể bắt đầu ngay bằng cách lập trang Workshop có thẩm định của mình, thêm một biểu mẫu đơn giản vào trò chơi, đăng hướng dẫn và thông tin phong cách cho nhà sáng tạo vật phẩm tiềm năng. Để tải nội dung lên Workshop, bạn sẽ cần triển khai API ISteamUGC (Xem Hướng dẫn triển khai Steam Workshop). Nó sẽ cho phép tác giả vật phẩm bắt đầu lên ý tưởng và đăng vật phẩm vào Workshop của bạn để chờ nhận đánh giá từ cộng đồng. Chúng tôi thông thường đề xuất rằng bạn nên yêu cầu tác giả vật phẩm đăng sản phẩm hoàn tất lên Workshop. Nếu cho phép người dùng đăng ý tưởng đơn thuần hay chưa hoàn thành, thì bạn sẽ cần nghĩ ra quy trình để các ý tưởng đó biến thành vật phẩm thực thụ, mà thường sẽ khó thực hiện khi mở rộng quy mô.

Khi đã thiết lập và vận hành Workshop xong, bạn có thể bắt đầu tích hợp API giao dịch phụ trên Steamdịch vụ kho đồ Steam để chuẩn bị cho việc bán và chấp thuận vật phẩm. Khi cửa hàng sẵn sàng, bạn có thể bắt đầu nhận vật phẩm, thiết lập quy định thanh toán, và bán vật phẩm.

Công đoạn tích hợp

Sau đây là vài thành phần phổ biến bạn cần cân nhắc khi tích hợp mô hình Workshop có thẩm định vào trò chơi:
  • Chấp thuận các bài đăng từ tác giả vật phẩm - Bạn sẽ cần công cụ cho tác giả vật phẩm để tải bài của họ vào Workshop. Đó có thể đơn giản là một biểu mẫu trong trò chơi hoặc ứng dụng độc lập. Bạn có thể bắt đầu với công cụ tải lên cơ bản chỉ yêu cầu người tạo vật phẩm chọn file .zip và ảnh xem trước, hoặc bạn có thể phát triển thêm tính năng xác nhận vào quy trình đăng vật phẩm. Ví dụ, Team Fortress 2 bắt đầu chỉ với một biểu mẫu đăng tải và yêu cầu tác giả chọn tệp .zip cùng ảnh xem trước. Nhưng khi thử đi thử lại quy trình này, chúng tôi thêm môi trường thử nghiệm và xác nhận để đảm bảo file được gửi vào Workshop sẽ dễ tích hợp vào trò chơi hơn.

    Ngoài ra bạn có thể muốn cung cấp thông tin khác cho tác giả vật phẩm workshop, ví dụ như quy tắc phong cách và có thể là cả một bộ hướng dẫn về nội dung bạn muốn và không muốn người dùng đăng tải.

    Sau khi người dùng đã tải vật phẩm lên Workshop từ công cụ đăng, bạn nên đưa người dùng tới trang vật phẩm họ đã đăng. Nó sẽ cho họ chấp thuận bất kỳ thỏa thuận nào chưa đồng ý, như là Điều khoản người đăng kí Steam hay thỏa thuận Workshop.
  • Tích hợp vật phẩm vào trò chơi (không bắt buộc) - Nếu bạn cần gán thuộc tính đặc biệt cho vật phẩm, như là hiệu ứng vũ khí hay bất kỳ thứ gì khác mà người sáng tạo không thể định nghĩa khi tải lên, bạn sẽ cần tải về vật phẩm từ trang web Workshop và kèm nội dung vào các depot của mình. Cùng lúc đó, bạn sẽ cần gán thuộc tính phù hợp và có các chỉnh sửa cần thiết khác. Khối lượng công việc tại bước này sẽ tùy vào số bước xác nhận mà công cụ đăng tải của bạn đang thực hiện và chất lượng nội dung mà bạn lấy từ tác giả vật phẩm.
  • Hoặc, tải về ngay lập tức - Nếu bạn không cần tinh chỉnh vật phẩm hay tự thiết lập thuộc tính đặc biệt cho chúng, bạn có thực hiện các lệnh gọi để lấy vật phẩm được sở hữu trực tiếp từ máy chủ nội dung Workshop. Bạn sẽ dùng ISteamInventory (nếu dùng dịch vụ kho đồ Steam), nhận danh sách vật phẩm mà người dùng sở hữu. Rồi với mỗi món mà người dùng sở hữu, kiểm tra xem nó có phải là vật phẩm Workshop không, rồi:
  • Dịch vụ kho đồ & Tạo định nghĩa vật phẩm - Nếu vật phẩm của bạn sẽ được đem bán trong trò chơi hoặc trao cho một số người dùng, thì bạn sẽ cần máy chủ vật phẩm (hoặc bạn có thể dùng dịch vụ kho đồ Steam) để theo dõi quyền sở hữu của mỗi món, từ đó trò chơi mới biết người chơi nào có quyền trang bị vật phẩm. Dịch vụ kho đồ sẽ cần thiết để bán vật phẩm hoặc quản lý việc rơi ngẫu nhiên hay các sự kiện khác kích hoạt việc rơi đồ cho khách hàng.
  • Thêm quy định thanh toán - Khi bạn đã sẵn sàng bán vật phẩm, Steam sẽ cần biết vật phẩm Workshop nào được liên kết với định nghĩa vật phẩm nào trong máy chủ vật phẩm của bạn hoặc qua dịch vụ kho đồ Steam. Liên kết này thiết lập quy định thanh toán để Steam biết người dùng nào hệ thống nên phân chia phần doanh thu phù hợp từ mỗi sản phẩm bán được. Vậy nên khi dịch vụ kho đồ của bạn kích hoạt đơn hàng qua API giao dịch phụ trên Steam, Steam sẽ biết vật phẩm Workshop nào được mua và sẽ tính toán đúng doanh thu và thanh toán tới tác giả vật phẩm.

    Bạn có thể quản lý quy định thanh toán bằng cách nhấp vào tùy chọn "Nhập quy định thanh toán mới" dưới thẻ Workshop của trang thiết lập Steamworks cho ứng dụng của bạn.

  • Bán vật phẩm - Nếu bạn có cửa hàng để bán các vật phẩm này, bạn có thể tạo giao diện cho cửa hàng ngay bên trong trò chơi hoặc tận dụng cửa hàng vật phẩm Steam. Với mỗi đơn hàng, Steam sẽ xử lý các phần back-end như:
    • Thu thập và duy trì thông tin ngân hàng và thuế trên mỗi tác giả vật phẩm Workshop
    • Tính toán và thanh toán phù hợp cho mỗi vật phẩm dựa trên số vật phẩm bán được
    • Khấu trừ các khoản thuế thu nhập cần thiết cho mỗi tác giả vật phẩm
    • Phát hành tài liệu thuế cuối năm cho mỗi tác giả vật phẩm

Đưa vật phẩm tới khách hàng

Với mô hình Workshop có thẩm định, sau đây là vài cách để cho phép khách hàng nhận vật phẩm:
  • Bán trong cửa hàng trong trò chơi qua giao dịch phụ - Nếu dùng dịch vụ kho đồ của riêng mình, bạn sẽ cần tích hợp với API giao dịch phụ trên Steam. Hoặc bạn có thể dùng dịch vụ kho đồ Steam, trong đó kèm theo cửa hàng vật phẩm, có thể tùy biến được, để dễ dàng liệt kê và bán vật phẩm.
  • Rơi ngẫu nhiên - Cách này cần một máy chủ vật phẩm (hoặc bạn có thể dùng dịch vụ kho đồ Steam) để quản lý việc rơi đồ và lưu trữ quyền sở hữu của mỗi món.
  • Gộp bộ thành DLC - Thông thường sẽ ít cần cơ sở vật chất hơn, nhưng cần bạn tự tính ra điều khoản thanh toán với người đóng góp Workshop. Với mỗi vật phẩm bán dưới dạng DLC hoặc là một phần của DLC, bạn sẽ cần tự lập hợp đồng với tác giả Workshop về mức chi trả, trả một lần (dễ hơn) hoặc phần trăm hoa hồng (cần bạn phải liên tục theo dõi). Bạn cũng sẽ cần theo dõi các khoản thanh toán này và có thể cần tính các khoản khấu trừ thuế cần thiết và điền các biểu mẫu thuế tùy vào nơi đang kinh doanh.
  • Cứ thêm miễn phí vật phẩm cho tất cả mọi người - Hình thức này yêu cầu ít cơ sở vật chất nhất, nhưng đồng thời cũng không tạo nhiều động lực để tác giả sáng tác sản phẩm chất lượng cao.

Thông báo và phát hành

Tư liệu marketing cần thiết

Để chuẩn bị phát hành Workshop, bạn sẽ cần cung cấp các tư liệu sau:
  • Ảnh đề mục Workshop - Ảnh này nhằm mục đích tạo cảm giác dễ nhận diện cho sản phẩm của bạn cho trang chủ. Chúng tôi có mẫu Photoshop cho ảnh này tại đây. Nên dùng ảnh đẹp dễ nhận diện từ trò chơi của bạn và cả logo trò chơi. Đừng quên chừa ít khoảng trống ở bên phải để ghi tiêu đề và câu văn ngắn về cách sản phẩm của bạn tận dụng Steam Workshop.
  • Mô tả ngắn - Bạn nên viết một tiêu đề và một hai dòng ngắn về cách ứng dụng sẽ dùng Steam Workshop ra sao. Nó sẽ giúp đặt mức kỳ vọng cho khách hàng, về việc họ có thể tìm được gì và tận dụng công cụ ra sao.
  • Tài liệu cho công cụ của bạn - nếu đã có tài liệu trên web của mình hoặc wiki hỗ trợ người dùng bắt đầu với công cụ, hãy nhập URL vào trang thiết lập Workshop cho ứng dụng của bạn. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc tạo hướng dẫn Steam cho trò chơi nhằm giới thiệu người dùng mới tới các công cụ được dùng để tạo nội dung cho Workshop của bạn.

Thông báo ra mắt & Thời điểm

Khi phát hành tích hợp Workshop, đó có thể là cơ hội tuyệt vời để chạy ưu đãi cho sản phẩm nhằm tận dụng tiếng vang của Workshop mới và từ đấy có thêm người chơi sử dụng Workshop. Bạn có thể thiết lập ưu đãi của mình để chạy cùng dịp Workshop ra mắt. Để biết thêm chi tiết, vui lòng xem tài liệu Giảm giá.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tính năng cơ hội thăng hoa để trò chơi hiện diện ở trang chính nhằm quảng bá Workshop và ưu đãi mới (nếu đang chạy). Để biết thêm chi tiết về cơ hội thăng hoa, vui lòng xem tài liệu Độ hiện diện trên Steam.

Với việc thông báo rộng rãi về Workshop làm công cụ marketing, chúng tôi thấy sẽ hữu dụng cho khách hàng tiềm năng nếu đã có sẵn một chút nội dung Workshop cho trò chơi. Nó giúp khách hàng mới hiểu sâu hơn trò chơi của bạn là gì, và đồng thời thể hiện một cộng đồng người dùng gắn kết và hoạt động. Nó cũng cho khách hàng hiện tại thứ gì đó để làm được ngay, và cho người sáng tạo nội dung biết họ có thể tạo thứ gì cho Workshop của bạn. Tối thiểu, phải có một vật phẩm đăng lên Workshop thì trò chơi mới hiện lên danh sách trên trang mặt tiền của Steam Workshop.

Có vài cách để làm điều này:
  1. Chạy một beta kín và mời vài người dùng vào nếu bạn muốn thử nghiệm với nhóm nhỏ và lặng lẽ tạo nội dung trước khi ra mắt. Chủ đề bên dưới sẽ có thêm thông tin về việc chạy beta.
  2. Hoặc, bạn có thể tự tạo vài vật phẩm để minh họa công cụ mình có thể làm những gì.

Chạy beta kín

Steam và Steam Workshop sẽ giúp đơn giản hóa việc chạy beta kín để cho phép một nhóm người thử nghiệm sử dụng trước công cụ mới và kiểm nghiệm việc tích hợp với Workshop. Đây là cách tuyệt vời để nhận góp ý về quy trình tạo và đăng tải nội dung, đồng thời mang đến cơ hội ra mắt Workshop với bộ sưu tập vật phẩm sẵn sàng cho fan thử hàng.

Công đoạn này có hai phần:
  1. Beta trò chơi (qua Steam) - Bước đầu tiên là tạo một bản build cập nhật của trò chơi và đặt nó làm beta trong Steam. Điều này cho phép Steam gửi một phiên bản riêng của trò chơi tới khách hàng đăng ký beta, bạn có thể đặt mật khẩu bảo vệ cho việc tham gia này.
  2. Beta Workshop của bạn (qua Nhóm) - Bạn có thể tạo một nhóm trong cộng đồng Steam và dùng chức năng thành viên trong nhóm đó để điều khiển việc truy cập vào Steam Workshop. Hoặc đơn giản là mở quyền truy cập cho toàn bộ khách hàng sở hữu ứng dụng.
    1. Tạo một nhóm cộng đồng Steam để dùng cho thử nghiệm. Bạn có thể muốn giữ nhóm ở trạng thái kín nếu dự định giới hạn việc truy cập cho một nhóm người do bạn chọn.
    2. Nhận ID Steam của nhóm đó. Từ nhóm của bạn, nhấp vào "Sửa hồ sơ nhóm" và chọn "ID" tại đầu trang (ví dụ: 2667495)
    3. Trong trang quản trị Steamworks của trò chơi, dưới thẻ "Workshop", nhấp "Tổng quát", rồi đặt Trạng thái hiển thị thành "Nhà phát triển & Người thử nghiệm". Bạn sẽ được yêu cầu nhập ID bên trên. Đăng các thay đổi vừa thực hiện.
      workshopvisibilitystate.PNG

Triển khai kỹ thuật

Để tìm hiểu chi tiết kỹ thuật về cách triển khai Steam Workshop vào sản phẩm, vui lòng xem Hướng dẫn triển khai Steam Workshop.

Hỏi đáp thường gặp

Hỏi: Các tải lên có thể từ trò chơi hoặc công cụ qua chia sẻ gia đình?
Đáp: Không, việc tải lên Steam Workshop không thể thực hiện bởi một người dùng có quyền sử dụng tạm thời cho trò chơi hay công cụ thực hiện việc tải lên. Điều này có nghĩa người dùng không thể tải lên nội dung nếu họ chỉ sở hữu trò chơi thông qua chia sẻ gia đình hoặc qua bản quyền tạm thời như miễn phí cuối tuần.