Tài liệu Steamworks
Bản địa hóa và ngôn ngữ

Tổng quan

Hướng dẫn này giải thích các ngôn ngữ được hỗ trợ ra sao trên Steam. Steam là một nền tảng toàn cầu hỗ trợ chính thức đầy đủ cho 29 ngôn ngữ trên nhiều tính năng của nền tảng. Nỗ lực hỗ trợ càng nhiều ngôn ngữ, đơn vị tiền tệ cùng phương thức thanh toán càng tốt cho phép Steam cung cấp trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng trên thế giới. Hơn 60% khách hàng dùng Steam bằng một tiếng khác tiếng Anh, nên việc điều chỉnh trải nghiệm cho phù hợp với từng người là rất quan trọng.

Các thể loại bản địa hóa

Steam hỗ trợ hai loại bản địa hóa riêng biệt - trang cửa hàng và trong trò chơi. Bạn có thể dùng mỗi loại độc lập, nhưng hỗ trợ được cả hai là lý tưởng nhất.

Quản lý việc dịch thuật trang cửa hàng

Steam cho phép bản địa hóa nội dung trang cửa hàng, bao gồm mô tả, hình ảnh và trailer. Bạn có thể nhập nội dung quảng bá cho nhiều ngôn ngữ bằng cách nhấp vào mục ngôn ngữ xổ xuống từ góc trên bên phải của bất kỳ công cụ chỉnh sửa văn bản nào bên trong cổng đối tác Steamworks.
Mẹo: Nếu dịch nội dung trang cửa hàng tới các ngôn ngữ bạn dự định hỗ trợ, bạn có thể nhìn vào lượt danh sách ước theo khu vực để biết trò chơi của mình có thể phổ biến ở đâu và ngôn ngữ nào nên ưu tiên khi dịch trò chơi.

Quản lý việc dịch thuật trong trò chơi

Bạn cũng có thể thông báo ngôn ngữ được hỗ trợ trong trò chơi tới khách hàng. Có các tùy chọn cho phụ đề, giao diện, hoặc lồng tiếng cho mỗi ngôn ngữ.

ingame.PNG
Ví dụ về tùy chọn ngôn ngữ trong trò chơi trên Steam

Nếu trò chơi hỗ trợ đa ngôn ngữ, nhưng nội dung đặc thù với ngôn ngữ đó không nhiều, thì không nhất thiết phải tách nội dung ra thành nhiều depot riêng biệt. Trò chơi thay vào đó có thể dùng một depot duy nhất, và hỏi Steam loại ngôn ngữ mà người dùng đã chọn bằng cách dùng API ISteamApps::GetCurrentGameLanguage. Nó sẽ trả về một trong các mã ngôn ngữ API thuộc danh sách ngôn ngữ được hỗ trợ. Bạn phải đặt các ngôn ngữ cơ bản mà trò chơi của mình hỗ trợ. Làm thế tại trang quản lý depot.

Mặt khác, nếu sản phẩm có khối lượng lớn dữ liệu ngôn ngữ, thì chúng tôi đề xuất trữ chúng riêng biệt trong các depot ngôn ngữ cụ thể. Thêm một depot cho mỗi ngôn ngữ. Bằng cách này Steam sẽ chỉ đưa nội dung đặc thù theo ngôn ngữ mà người dùng đang sử dụng. Xem Tải nội dung lên Steam để biết thêm chi tiết về cách phát triển depot trên Steam cho mỗi ngôn ngữ cụ thể.

Tên bản địa hóa cho ứng dụng

Trong thiết lập tổng quát của ứng dụng tại mục thiết lập Steamworks cho ứng dụng, bạn có thể nhập tên bản địa hóa cho sản phẩm của mình. Thiết lập tên bản địa hóa của ngôn ngữ đó sẽ khiến nó hiện tới khách hàng dùng Steam trong ngôn ngữ tương ứng.

localize_game_name.jpg

Nếu bạn đặt các tên bản địa hóa trong mục thiết lập Steamworks, nó sẽ ghi đè bất kỳ tên nào được đặt trong mục trang cửa hàng của ngôn ngữ đó, từ đấy tên bản địa hóa trên trang cửa hàng sẽ luôn khớp với tên bản địa hóa mà khách hàng thấy trong thư viện.

Tên bản địa hóa sẽ được dùng làm gợi ý tìm kiếm cho khách hàng dùng ngôn ngữ đó. Tên gốc (không bản địa hóa) sẽ được dùng làm dự phòng khi gợi ý tìm kiếm. Ngoài ra, một số ứng dụng kiểu cũ và API sẽ không có khả năng nhận thức ngôn ngữ và sẽ dùng tên dự phòng.

Tên của gói cũng có thể được bản địa hóa. Chọn gói muốn thêm tên bản địa hóa vào, nhấp vào 'Sửa tên gói', rồi bổ sung tên bản địa hóa.

Lưu ý: áp dụng cùng giới hạn khi thay đổi tên trò chơi cho việc đặt tên bản địa hóa. Vui lòng xem: Thay đổi tên trò chơi của bạn để biết thêm thông tin.

Thông báo cộng đồng bản địa hóa

Thông báo đăng trong trung tâm cộng đồng và trang cửa hàng cũng có thể được bản địa hóa.

Xem mục bản địa hóa của công cụ sự kiện Steam và thông báo để biết thêm thông tin.

Phương pháp tối ưu

  • Đặt ưu tiên cho kế hoạch bản địa hóa - Bạn không cần phải bản địa hóa cho tất cả ngôn ngữ, không phải ngôn ngữ nào cũng sinh lợi nhuận như nhau. Xem qua băng thông trang cửa hàng, doanh số, và góp ý cộng đồng của mình để giúp định hình kế hoạch. Để nắm bắt dữ liệu sử dụng ngôn ngữ trên khắp nền tảng người dùng Steam, xem qua khảo sát phần cứng Steam mới nhất và chọn hàng 'language' để tìm hiểu chi tiết.
  • Phát hành ngôn ngữ bổ sung dưới dạng cập nhật. Dùng bộ công cụ thông báo cộng đồng và cơ hội thăng hoa để báo khách hàng biết về nội dung mới của bạn. Bạn cũng có thể cân nhắc chạy ưu đãi nếu bản cập nhật này đủ quan trọng.
  • Ngôn ngữ càng xa rời tiếng Anh, thì kỳ vọng lợi nhuận càng cao. Nhiều khách hàng ở khu vực châu Á thường không nói tiếng Anh, trong khi nhiều quốc gia châu Âu thì lại có.
  • Steam ưu ái các sản phẩm được bản địa hóa. Hỗ trợ ngôn ngữ được quyết định bởi thiết lập ngôn ngữ trong trò chơi, chứ không phải trang cửa hàng (tuy thế, nếu sản phẩm được bản địa hóa, bạn nên cân nhắc bản địa hóa luôn cả trang cửa hàng).
  • Đừng nhầm lẫn ngôn ngữ với khu vực địa lý - Khách hàng trên Steam dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau và ngôn ngữ ưu tiên của họ khác nhau tùy theo khu vực địa lý. Ngoài ra, nếu sản phẩm có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, tất cả khách hàng nên có quyền tiếp cận, chứ không chỉ khách hàng ở một số khu vực nhất định.

Hỗ trợ ngôn ngữ cho thành tựu

Bạn có thể bản địa hóa tên và mô tả cho một số thành tựu trên ứng dụng của mình. Khi truy vấn một string thành tựu qua API, Steam sẽ trả về thông tin bản địa hóa dựa trên ngôn ngữ trong trò chơi mà người dùng chọn. Bạn có thể thiết lập dữ liệu bản địa hóa cho thành tựu tại mục bản địa hóa thành tựu của bảng quản trị ứng dụng.

Hỗ trợ ngôn ngữ cho Gold Master

Công cụ Gold Master có thể tùy biến các gói tự cài theo ngôn ngữ người dùng. Xem tài liệu bản địa hóa Gold Master để biết thêm chi tiết.

Các ngôn ngữ hỗ trợ

Để xem toàn bộ danh sách ngôn ngữ được hỗ trợ và mã ngôn ngữ API liên quan, vui lòng xem Ngôn ngữ hỗ trợ trên Steam

Hợp tác với công ty dịch thuật

Có rất nhiều công ty dịch thuật thực lực trên thế giới, chuyên về dịch nội dung trò chơi. Khi cân nhắc những lựa chọn hợp tác để dịch nội dung trò chơi, có vài điều sau bạn cần xem xét:
  • Xác định ngôn ngữ mục tiêu - Một số công ty có chuyên môn và thế mạnh với vài ngôn ngữ vùng miền hơn so với công ty khác.
  • So sánh bảng giá để biết các dịch vụ đắt rẻ ra sao.
  • Xem xét liệu bạn có cần dịch thuật lẫn kiểm tra chất lượng dịch thuật. Ví dụ, nếu muốn thực hiện bài kiểm sanity test khách quan, có thể thuê một công ty làm bản địa hóa và một công ty khác kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, nếu có mối quan hệ gần gũi với thành viên cộng đồng dùng những ngôn ngữ khác, bạn có thể nhận được phản hồi trực tiếp từ người chơi của mình. Nghĩ xem liệu bạn có thể cung cấp phương thức để họ góp ý một khi bắt đầu hỗ trợ các ngôn ngữ đó (ví dụ: tạo một diễn đàn con cụ thể hoặc khu vực thảo luận khác).
  • Cân nhắc độ khó của việc bản địa hóa trò chơi . Trò chơi có nhiều chữ/nặng sử thi/dễ diễn giải ra toàn cầu không? Điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định công ty dịch thuật nào phù hợp hơn cho một số ngôn ngữ nhất định.
  • Yêu cầu danh sách hoặc bộ trò chơi công ty dịch thuật từng cung cấp dịch vụ cũng như chi tiết công việc cho các sản phẩm đó. Ai cũng sẽ liệt kê khách hàng top của mình, nhưng có thể không nói rõ là làm nội dung trò chơi, hướng dẫn kỹ thuật, hay chỉ là tư liệu marketing. Đó là những mảng rất khác nhau, vậy nên bạn có trách nhiệm theo dõi và thu thập thêm thông tin để tự nghiên cứu.

Hỏi đáp

Hỏi: Hỗ trợ ngôn ngữ ảnh hưởng ra sao tới độ hiển thị trò chơi của tôi?
Đáp: Để biết thêm về độ hiển thị, vui lòng đọc tài liệu về độ hiển thị trên Steam